Biểu hiện sâu răng sớm ở trẻ và cách dự phòng
Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất là ở trẻ nhỏ, vì cách vệ sinh răng miệng cũng như thói quen ăn uống trẻ chưa thể ý thức được. Khi răng trẻ bị sâu sẽ gây đau, khó chịu, giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ.
Lý do khiến trẻ bị sâu răng
Với suy nghĩ của nhiều người, tình trạng sâu răng ở trẻ chủ yếu do ăn đồ ăn vặt và uống đồ ngọt… Tuy nhiên, bên cạnh đó còn các nguyên nhân khác, trong đó thường thấy là yếu tố di truyền. Theo nghiên cứu, đôi khi nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ có yếu tố từ cha mẹ. Nếu các bà bầu bị viêm nha chu, thì rủi ro sinh non cao gấp đôi người bình thường. Ngoài ra, nguy cơ sẽ để lại di chứng về sau, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của răng trẻ. Hoặc làm cho răng dễ bị thiếu khoáng chất, dễ sứt mẻ.
Các bệnh lý về răng miệng cũng có thể là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng sữa ở trẻ. Ví dụ như viêm nướu hay viêm tủy răng. Bên cạnh đó, tình trạng răng mọc lệch cũng cản trở quá trình vệ sinh răng miệng đúng cách. Từ đó dẫn tới các mảnh vụn thức ăn thừa bị mắc lại, tạo thành mảng bám.
Ở trẻ em, cấu tạo của men răng sữa tương đối yếu so với răng trưởng thành. Đây là lý do vì sao răng sữa dễ bị vi khuẩn tấn công, dẫn tới sâu răng.
Thói quen ăn uống thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate (đường và tinh bột) ở trẻ cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Ví dụ như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn... có thể bám lại kẽ răng. Lúc này vi khuẩn trong khoang miệng nhanh chóng chuyển thức ăn sót lại thành dạng axit, phá hủy dần men răng.
Trẻ bị sâu răng cha mẹ phải làm gì?
Khi trẻ bị sâu răng việc đầu tiên cha mẹ phải đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa để được thăm khám và đánh giá. Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định xử trí cho phù hợp.
Đối với trường hợp trẻ có răng chớm sâu, mới xuất hiện những vết màu trắng, chưa hình thành lỗ sâu, thì sẽ sử dụng biện pháp tái khoáng, tức là dùng các chất calcium, phosphate, fluorine trám vào chỗ răng sâu.
Trường hợp sâu nặng, nghĩa là răng của trẻ đã hình thành nên những lỗ sâu màu đen, gây đau nhức dữ dội, cũng như gây vỡ mẻ răng, nha sĩ sẽ thăm khám xem tình trạng này có lan tới tủy hay không, nếu tủy bị viêm nhiễm thì cần điều trị nội nha, trước tiên nhằm bảo tồn răng, sau đó mới tiến hành trám.
Dự phòng bệnh sâu răng ở trẻ em
Trong một số trường hợp khi răng sâu đã ở mức nghiêm trọng, gây viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng, các bác sĩ sẽ cân nhắc nhổ răng sâu cho trẻ để tránh biến chứng, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
Đối với trường hợp trẻ từ 2 - 3 tuổi có hiện tượng răng cửa đen dần rồi cụt đi, gọi là răng sún. Với trường hợp sún răng nhẹ: Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.
Nếu sún răng nặng khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của trẻ, thậm chí có thể gây mòn gần hết răng, tùy thuộc vào độ tuổi thay răng của trẻ, bác sĩ sẽ quyết định có nên giữ lại hay nhổ bỏ chiếc răng bị sún nặng này. Việc bảo tồn hay nhổ răng sữa bị sún là rất quan trọng, vì nếu nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc.