Sốt xuất huyết có bị tiêu chảy không?
Bệnh nhân sốt xuất huyết CÓ THỂ xuất hiện tình trạng tiêu chảy. Sốt xuất huyết bị tiêu chảy là một biến chứng của bệnh sốt xuất huyết, không chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa mà còn toàn bộ cơ thể người bệnh. Sốt xuất huyết bị tiêu chảy bắt nguồn từ khả năng phản ứng của hệ miễn dịch của mỗi người bệnh, không phải bệnh nhân sốt xuất huyết nào cũng bị tiêu chảy. Triệu chứng điển hình của sốt xuất huyết kèm tiêu chảy là bệnh nhân sẽ đi ngoài phân lỏng, chảy nhớt, có màu sắc bất thường hoặc hắc ín liên tục nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày), cùng với đó là các triệu chứng mệt mỏi cơ thể và đau bụng quằn quại.
Sốt xuất huyết bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Khi virus Dengue xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của người bệnh, trong đó có các cơ quan nội tạng, đặc biệt là hệ tiêu hóa; làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó gây ra các phản ứng viêm nhiễm, làm hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn và suy giảm chức năng, gây ra tình trạng tiêu chảy, đi phân lỏng.
Virus Dengue còn tấn công tủy xương, ức chế quá trình sản xuất tiểu cầu, khiến chỉ số tiểu cầu trong máu bị tụt giảm nhanh chóng, không còn những cục máu đông ở thành mạch, khiến tình trạng xuất huyết diễn ra, trường hợp này được gọi là sốt xuất huyết giảm tiểu cầu. Vì thế, không chỉ dừng lại ở tình trạng tiêu chảy, bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng đi kèm như đi cầu phân sẫm màu, đại tiện ra máu.
Sốt xuất huyết bị tiêu chảy có nguy hiểm không?
CÓ THỂ. Tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết cùng các triệu chứng liên quan như đau bụng quằn quại, dữ dội là các triệu chứng cảnh báo sốt xuất huyết đang chuyển sang giai đoạn nặng. Sốt xuất huyết gây tiêu chảy còn nguy hiểm hơn khi tình trạng này thường không xuất hiện một mình mà sẽ kéo theo rất nhiều các triệu chứng nguy hiểm khác như: Hạ tiểu cầu, cô đặc máu, sốc mất máu, tràn dịch màng phổi, xuất huyết bất thường, suy đa tạng, hôn mê, suy giảm thị lực có thể dẫn đến mù lòa, tụt huyết áp đột ngột,…
Tổn thương đường tiêu hóa là do virus Dengue gây ra làm cho việc hấp thụ, tiêu hoá thực phẩm bị rối loạn và trở nên bất thường, khiến người bệnh sẽ thường gặp triệu chứng tiêu chảy. Tiêu chảy là biến chứng của sốt xuất huyết nhưng không phải là biến chứng nặng, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng tiêu chảy có thể gây mất nước, mất điện giải và suy dinh dưỡng, khiến cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như xuất huyết nội tạng, suy tim, suy hô hấp,…
Cách điều trị dứt điểm sốt xuất huyết kèm tiêu chảy?
Khi sốt xuất huyết kèm với tiêu chảy, người bệnh cùng người thân chăm sóc cần ý thức được đây là dấu hiệu báo động cho việc sốt xuất huyết có thể sẽ diễn biến nặng hơn. Do đó, ở giai đoạn này, người bệnh cần được theo dõi sát sao và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, quằn quại, nôn mửa,…
Nguyên nhân của sốt xuất huyết bị tiêu chảy là do hệ tiêu hóa bị tổn thương do sự tấn công của virus Dengen. Vì thế, cần loại bỏ virus khỏi cơ thể để giải quyết triệt để tình trạng sốt xuất huyết bị tiêu chảy. Nhưng hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương pháp hay loại thuốc đặc hiệu nào có thể điều trị sốt xuất huyết và virus Dengue, nên điều cần thiết phải làm lúc này là chăm sóc người bệnh thật tốt, cải thiện hệ miễn dịch cơ thể để có thể có thể chống lại sự tấn công của virus Dengue và nhanh chóng khỏi bệnh.
Tiêu chảy trong khi bị sốt xuất huyết sẽ làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, cơ thể sẽ bị mất nước và các chất điện giải nhanh hơn bình thường. Do đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy khát nước, da khô, mệt mỏi, uể oải, hạ huyết áp và mạch đập nhanh. Vì thế, điều quan trọng nhất lúc này là cần bù dịch và chất điện giải cho người bệnh bằng cách sử dụng nước lọc, nước ép trái cây, dung dịch Oresol (1),… qua đường uống để bù lại lượng nước đã mất. Trong một vài trường hợp bất khả kháng, tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại nhà, tránh tình trạng sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bổ sung vitamin C cũng là một cách hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết bị tiêu chảy và hạn chế tối đa được các biến chứng do sốt xuất huyết gây ra (2). Có thể bổ sung thêm các loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như cam, xoài, ổi,… hoặc sử dụng các thực phẩm chức năng chứa liều lượng vitamin C phù hợp với ngưỡng cho phép dung nạp mỗi ngày mà chuyên gia khuyến cáo. Bên cạnh đó, bổ sung Rutoside (3) – một loại vitamin nhóm P cũng có thể hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết bị tiêu chảy bởi hoạt chất này có khả năng củng cố thành mạch, tăng cường tái tạo độ đàn hồi của các mao mạch bị tổn thương và giảm tính thấm của mao mạch, từ đó ngăn ngừa tình trạng xuất huyết và giảm thiểu nguy cơ phát triển thành các biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân sốt xuất huyết bị tiêu chảy.
Phòng ngừa các biến chứng nặng của sốt xuất huyết
- Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy hay bổ sung lợi khuẩn mà cần nhanh chóng tìm đến sự thăm khám và hướng dẫn của các bác sĩ.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Ưu tiên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng dễ tiêu hóa như súp, cháo và nên chia đều thành nhiều bữa trong ngày để cơ thể bệnh nhân hấp thụ từ từ, tránh tình trạng thoát nước nhanh chóng thông qua tuyến mồ hôi, nôn, đường tiểu,… Không nên tiếp nạp những thực phẩm cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ và các đồ uống chứa chất kích thích, nhiều đường nhân tạo. Tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả và trái cây tươi như cam, bưởi, chanh, chuối, kiwi,… Không nên ăn những trái cây có màu đỏ vì khó có thể phân biệt với hiện tượng đi ngoài ra máu.
- Thông thường, bệnh nhân sốt xuất huyết được chỉ định dùng thuốc hạ sốt Paracetamol để cải thiện triệu chứng sốt cao do virus Dengue gây ra. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy, hạn chế sử dụng thuốc hạ sốt tối đa vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời, tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc như Aspirin, Analgin hay Ibuprofen nếu chưa nhận được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ vì những loại thuốc này chứa các hoạt chất kháng viêm với khả năng chống đông máu, khiến cho tình trạng xuất huyết hệ tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, xuất huyết nội tạng,…
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng hoặc khử khuẩn bằng dung dịch cồn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế tối đa trường hợp lây nhiễm chéo do tiêu chảy gây ra.
- Hạn chế tắm cho người bệnh, nên lau nhẹ cơ thể bằng khăn ấm để làm mát và giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, tránh lau bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng, dễ gây ra biến chứng viêm phổi, tụt huyết áp đột ngột,…
- Không vận động quá sức và làm việc nặng nhọc, nên thả lỏng cơ thể và nghỉ ngơi hoàn toàn để lấy lại sức. Cần đảm bảo không gian thoáng mát, sạch sẽ, sáng sủa, không khí trong lành, tránh ẩm mốc, tối tăm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, làm tình trạng bệnh lý diễn biến xấu hơn.
- Khi tình trạng sốt xuất huyết có dấu hiệu trở nặng, xuất hiện các dấu hiệu như vật vã, mệt mỏi, ngủ li bì, nôn mửa liên tục, chân tay lạnh toát, chảy máu,… cần tới các cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để điều trị, tránh bệnh tình phát triển thành các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng
- Nên mặc cho người bệnh những bộ quần áo rộng, mát mẻ được làm từ cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp tăng cường khả năng thoát nhiệt, giảm nhiệt độ cơ thể xuống, hỗ trợ giảm sốt hiệu quả. Sốt xuất huyết bị tiêu chảy là một biến chứng của sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, nhưng không phải là biến chứng nguy hiểm. Nhưng nó sẽ rất nguy hiểm, có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nặng, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu họ không được chăm sóc đúng cách và tiếp nhận sự điều trị kịp thời khi xuất hiện các biểu hiện bất lợi.