Những kỹ năng bơi lội cần thiết dành cho trẻ:
Hãy giúp trẻ tự bảo vệ tính mạng của mình khi đi bơi, đi tắm biển cùng gia đình và tránh những vụ tai nạn đầy thương tiếc xảy ra bằng cách người lớn luôn quan sát chặt chẽ, giám sát trẻ khi tham gia bơi lội. Dạy cho trẻ các kỹ năng bơi lội, tự cứu mình và giúp người khác khi gặp phải trường hợp nguy hiểm.
Dạy trẻ làm quen và tập nhảy xuống nước
Đây sẽ là bước khởi đầu giúp bé làm quen với nước, làm sao để biết cách xuống nước an toàn mà bên cạnh đó còn giúp trẻ biết lặn, biết ngụp về sau. Chúng ta có thể bắt đầu với việc cho trẻ ngồi trên thành bể bơi. Người lớn xuống nước trước và thử lôi kéo bé cùng xuống nước. Khi đã sẵn sàng sẽ kéo nhẹ bé xuống nước cùng với mình. Khi các bé đã quen chúng ta có thể để cho bé tự nhảy xuống nước.
Tập thở cho trẻ
Hãy dạy trẻ tập thở đúng cách, nếu dưới mặt nước thì thở bằng mũi, trên mặt nước hít thở bằng miệng. Giúp trẻ học bơi dễ dàng khi tiếp xúc trực tiếp với nước và thuận lợi cho việc trẻ học các kỹ thuật bơi lội.
Hướng dẫn trẻ đập chân dưới nước
Hướng dẫn trẻ tập đập chân đều đặn dưới nước và cho bám vào thành bơi hoặc cầu thang chắc chắn ở bể bơi. Người lớn có thể giữ hai cánh tay của trẻ trong khi cho trẻ tập đập chân xung quanh hồ bơi. Nếu trẻ lớn, cha mẹ có thể trang bị cho trẻ miếng ván xốp cầm tay trong khi tập đập chân.
Những kỹ năng bơi lội cần thiết dành cho trẻ đã biết bơi
Các kỹ năng bơi lội cần thiết phải biết:
Trang bị những kỹ năng cần thiết, kỹ thuật bơi căn bản như: khởi động trước khi xuống nước, xử lí sao khi bị chuột rút, gặp vùng nước xoáy... và cách xử lý các tình huống nguy hiểm, bất ngờ xảy ra cho trẻ.
Hướng dẫn trẻ các kỹ năng sống sót khi bị chìm. Trẻ cần bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở, có thể lấy tay bịt mũi để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.
Ngoài ra, hãy nhắc nhở trẻ tránh xa các khu vực bãi bồi dễ sụt lún, các khu vực có nước chảy xiết vào từng thời điểm, và đặc biệt phải luôn lưu ý đến các biển cảnh báo, biển cấm tại các khu vực nguy hiểm, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Dạy trẻ những điều cần biết khi đuối nước:
Khi thấy mình gặp nguy hiểm hay phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay lập tức.
Làm nổi người lên khỏi mặt nước bằng một hơi dài và thả lỏng người
Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.
Các kỹ thuật bơi lội
Dạy cho trẻ các kỹ thuật bơi thông dụng nhất như: Kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật bơi sải, kỹ thuật bơi ngửa, kỹ thuật bơi bướm, kỹ thuật bơi chó...
Trong đó kỹ thuật bơi chó là kiểu bơi đơn giản và dễ dàng nhất. Các động tác tay chân được tự do và không bị ép theo khuôn mẫu nào.
Hướng dẫn trẻ phòng tránh đuối nước khi đi biển
Khi đưa trẻ ra biển hãy giám sát thật kỹ và hướng dẫn con trẻ những cách phòng tránh đuối nước cơ bản nhất:
Cảnh báo cho trẻ biết những nơi gặp nguy hiểm và tránh xa khu vực cấm ở biển
Khi đi bơi cần mang theo phao để đảm bảo an toàn và con trẻ nên bơi khu vực gần bờ, tránh tuyệt đối không cho trẻ bơi hay tiếp cận khu vực xa bờ biển.
Nếu phát hiện có người đuối nước, trẻ không được tự tiện xuống cứu và hô hoán mọi người đến ứng cứu và giúp đỡ ngay.