Kẽm là nguyên tố vi lượng có đặc tính sinh học và chiếm tỉ lệ khá ít trong cơ thể, chỉ khoảng 2 - 3g và phân phối không đồng đều, nhiều nhất ở tinh hoàn, tóc, xương, da, não,... Kẽm có nhiều chức năng sinh học quan trọng do liên quan đến cấu trúc và chức năng của một loạt enzym và các yếu tố phiên mã nhân tế bào.
Kẽm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm và phân chia tế bào. Do đó, trẻ nhỏ thiếu kẽm sẽ chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương, chậm dậy thì và giảm chức năng sinh dục.
Kẽm còn giúp duy trì và bảo vệ các tế bào vị giác và khứu giác. Trẻ em biếng ăn, rối loạn vị giác thường là hậu quả của tình trạng thiếu kẽm, đồng thời sẽ dễ bị suy dinh dưỡng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Đặc biệt, kẽm là vi chất quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp bé và tăng cân nhanh đối với trẻ suy dinh dưỡng.
Tác động tích cực đến sự phát triển thể chất của trẻ nhỏ
Kẽm tạo hệ thống phòng thủ, tăng cường sức đề kháng và chống nhiễm trùng. Do đó, thiếu kẽm làm giảm sự phát triển của trẻ, từ đó nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ tăng cao. Ngoài ra, kẽm còn giúp hấp thu và chuyển hoá các nguyên tố vi lượng, tăng cường trí nhớ, giảm tiêu chảy, chữa lành vết thương.
Kẽm tăng cường hệ miễn dịch của bé
Trẻ nhỏ thường được bổ sung kẽm qua sữa mẹ hoặc chế độ ăn uống hàng ngày, tuy nhiên đôi khi vì lý do cơ địa, sức khỏe hay cách chế biến mà lượng kẽm không được cung cấp đủ. Ngoài ra, nếu trẻ sử dụng kháng sinh để chữa bệnh trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới việc bổ sung kẽm.
Kẽm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vì thế mẹ cần theo dõi các dấu hiệu thiếu hụt kẽm ở trẻ như sau để kịp thời bổ sung đầy đủ cho bé:
Sự phát triển của trẻ: Xuất hiện các biểu hiện như chậm phát triển chiều cao và cân nặng, trí não kém phát triển, giảm trí nhớ,...
Sức khỏe của trẻ: Suy dinh dưỡng nhẹ hoặc vừa, nôn ói thất thường, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ như không ngủ được, trằn trọc, liên tục thức giấc, ngủ ít. Đặc biệt thường gặp tình trạng tổn thương da không rõ nguyên nhân, niêm mạc, các vết thương, vết bỏng chậm lành, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông,...
Tăng cường bổ sung kẽm cho bé khi có các dấu hiệu thiếu hụt kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Hơn nữa, việc thiếu hoặc thừa kẽm đều mang đến những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Do đó, cần bổ sung kẽm cho bé theo liều lượng hợp lý, cụ thể như sau:
Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
Trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày
Phụ nữ mang thai: 15 - 25mg/ngày
Sữa mẹ là nguồn bổ sung kẽm tốt và dễ hấp thu nhất đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Việc bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên từ các loại thực phẩm giàu kẽm như tôm, thịt bò, gan heo,... nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên từ các thực phẩm giàu kẽm nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Để tạo điều kiện cho cơ thể bé hấp thụ lượng kẽm một cách hiệu quả và an toàn nhất, bố mẹ nên lưu ý bổ sung kẽm cho bé vào các thời điểm:
Nên cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng, trước hoặc sau ăn 2 tiếng, đặc biệt tránh uống khi bụng đói vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Lưu ý với các bé mắc các bệnh về dạ dày nên uống kẽm trong khi ăn để tránh làm cơn đau thêm tồi tệ.
Nếu cần bổ sung thêm các khoáng chất khác như canxi, sắt,... bố mẹ lưu ý không cho bé uống cùng kẽm, nên uống cách nhau ít nhất 2 tiếng.
Nên cho trẻ uống kẽm vào buổi sáng
Trên thực tế, việc bổ sung kẽm trong thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa và sức khỏe của trẻ nhỏ. Đa phần thời gian bổ sung kẽm cho bé thường từ 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, để xác định thời gian và liều lượng chính xác để bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ để được đánh giá tình trạng và thực hiện xét nghiệm.
Ví dụ, với trường hợp trẻ bị thiếu kẽm dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài, việc tăng cường bổ sung kẽm lúc này rất quan trọng. Theo đó, phác đồ điều trị cho trẻ dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo cần bổ sung 10mg kẽm/ngày và trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi cần được bổ sung 20mg kẽm/ngày. Thời gian sử dụng thường là 14 ngày liên tiếp.
Bổ sung kẽm trong bao lâu còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa và sức khỏe của bé
Trẻ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoàn toàn để được đáp ứng đủ nhu cầu kẽm. Bổ sung đủ kẽm trong giai đoạn này rất cần thiết, do đó mẹ cần có chế độ ăn uống hằng ngày đa dạng và đủ chất để đảm bảo lượng kẽm trong sữa mẹ.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bổ sung kẽm bằng sữa mẹ
Trong giai đoạn này, bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu kẽm:
Các loại hạt: Hầu hết các loại hạt đều là nguồn cung cấp kẽm dồi dào bởi chúng chứa chất xơ, chất béo và các khoáng chất có lợi khác. Các loại giàu kẽm phải kể đến như hạt chia, hạt hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng, óc chó,...
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt có thể được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày như lúa mì, yến mạch,...
Các loại thịt: Tất cả các loại thịt đều có lượng kẽm dồi dào. Tuy nhiên, nên cho bé ăn thịt gia cầm không da hoặc thịt nạc với ít chất béo hơn để có đủ lượng kẽm.
Sữa tươi ít béo và sữa chua: Uống sữa tươi ít béo hoặc sữa chua hàng ngày có thể đáp ứng nhu cầu kẽm của trẻ. Một cốc sữa chua nguyên chất ít béo chứa 2.2mg kẽm.
Các loại đậu: Tất cả các loại đậu đều cung cấp một lượng kẽm dồi dào. Bạn cũng có thể bổ sung các loại đậu trong chế độ ăn uống của gia đình mình để có hàm lượng protein và chất xơ cao.
Hải sản: Hàu, tôm, cua đều là lựa chọn tốt nhất để đáp ứng nhu cầu về kẽm của bé.
Lốc 4 hộp sữa chua ít đường Vinamilk 100g (từ 1 tuổi)
Bố mẹ chỉ nên bổ sung kẽm cho bé bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng khi trẻ có biểu hiện chậm lớn, biếng ăn. Hơn nữa, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng trong khoảng 2 - 3 tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.
Bên cạnh bổ sung kẽm từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng, trẻ nhỏ cũng cần được bổ sung thêm vitamin C, vitamin A, vitamin B6 để làm tăng khả năng hấp thụ kẽm. Lưu ý nên cho bé uống các loại khoáng chất cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.
- Để tối ưu khả năng hấp thụ kẽm, nên bổ sung thêm vitamin C cho trẻ đồng thời giảm chất xơ, sắt, đồng.
- Không dùng kẽm chung với các khoáng chất khác, nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Lượng kẽm bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn uống sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên nếu bổ sung qua thực phẩm chức năng có thể gây dư thừa. Do đó, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kẽm cho bé.
- Bổ sung kẽm cho bé theo liều lượng quy định, tránh tình trạng dư thừa có thể gây giảm khả năng miễn dịch.
- Bổ sung kẽm theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế tự ý mua thuốc hoặc thực phẩm chức năng.
- Sử dụng lâu dài các chất bổ sung kẽm có thể gây ảnh hưởng độc hại cho bé.
- Chọn sản phẩm bổ sung có thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ.