I. Dạy con làm quen với nước
Làm quen với nước là khâu quan trọng của dạy bơi ban đầu. Mục đích chính là: làm cho trẻ tìm hiểu và thử nghiệm được đặc tính của nước để dễ thích ứng với môi trường nước. loại trừ tâm lý sợ nước, bồi dưỡng hứng thú của học hơi và nắm vững một số động tác cơ bản như cách thở, cách nằm làm nổi người lướt nước và đạp nước trước khi học tập các kiểu bơi.
Khi dạy làm quen với nước có độ sâu ngang thắt lưng hoặc ngang ngực, cần tăng cường giáo dục ý thức tổ chức, kỷ luật và đảm bảo an toàn.
II. Bài tập đi lại, nhảy và nhìn người vào trong nước
– Đây là những bài tập đầu tiên khi học bơi nhằm giúp trẻ có cảm giác về lực cân của nước, áp lực và lực nổi, biết các giữ thăng bằng trong nước. Khi đi bộ và nhảy trong nước, thân người phải đúng thằng nếu không dễ bị nghiêng.
– Học sinh lần lượt xuống nước, tay đặt và quạt trong nước nhẹ nhàng và dắt tay nhau. Thân người đứng thẳng, dùng nửa bàn chân trước đi trong nước về trước, ra sau, sang bên cạnh. Tiếp đó đạp chân vào dây bể nhảy lên trên, ra trước, ra sau và sang bên cạnh. Học sinh cần làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
– Đứng trong nước. Hai bàn tay đặt trong nước và vuông góc với mặt nước để đầy nước ra trước, ra sau và sang bên cạnh. Động tác này giúp học sinh có cảm giác về lực cân của nước và hiệu lực của đường quạt nước.
– Một mình đi bộ, nhảy trong nước hoặc tập tổng hợp hay kết hợp với trò chơi dưới nước.
III. Bài tập thở
– Hít sâu vào bằng miệng Ở trên mặt nước, sau đó dùng miệng và mũi thở ra trong nước đều và chậm (chủ yếu thở bằng miệng). Bài tập này giúp học sinh biết cách thở khi tập hơi.
– Nín thở: Vịn tay vào thành bề hoậc bám tay nhau vào đồng đội, hít vào sâu trên mặt nước bằng miệng, sau đó ngậm miệng, úp mặt xuống nước nín thở một lát rồi ngẩng mặt lên trên mặt nước, thờ hết ra rồi lại tiếp tục hít sâu vào. Thời gian nín thở trong nước tăng dần.
– Khi ngụp xuống nước thì chỉ ngụp mặt, phải ngụp từ từ, sau đó ngụp cả đầu vào trong nước.
– Thở ra: Dùng miệng thở ra chậm và đều trong nước, không cần thờ hết, phần sau của thở ra thì vừa thở ra vừa ngẩng đầu. Khí miệng sắp rời khỏi mặt nước thì dùng sức thở mạnh khi ra.
– Thở ra, hít vào liên tục; Giống bài tập trên. cần tập liên tục từ 5-7 lần, sau đó tăng lên 15-20 lần. Hít vào phải nhanh và sâu, thở ra cần chậm và đều. Giữa thở ra và hít vào cần có một giai đoạn ngắn nín thở. Lúc thở ra cần chủ ý: Khi miệng sắp nhỏ lên khỏi mặt nước thì dùng sức thờ mạnh ra tiếp, sau đó hít vào. Bài tập này cần tập lặp lại nhiều lần. Sau đó có thể tập quay nghiêng đầu để hít thở.
IV. Tập nổi người và đứng trong nước
Mục đích là giúp học sinh có cảm giác về lực nổi của nước, biết cách giữ thăng bằng và nổi trong nước để loại trừ tâm lý sự nước.
– Tập ôm gối nồi người: Đứng tại chỗ, sau khi hít vào sâu, ngồi xuống, từ từ cúi đầu, hai tay ôm gối. Sau đó đạp nhẹ mũi bàn chân vào đây bè để thân người nổi trên mặt nước.
– Khi đứng lên hai tay đưa ngang về trước, bàn tay ép xuống nước, đồng thời ngẩng đầu, hai chân duỗi xuống dưới đáy bè. Bài tập này còn gọi là “cái phao”.
– Tập nồi người đang tay, chân: Hai chân đủng tháng, hai tay thả lỏng duỗi về trước. Sau khi hít vào sâu, thân người thả lỏng duỗi về trước. Sau khi hít vào sâu, thân người ngả nhoài về trước và cúi đầu thành tư thế nằm sấp và nổi lên mặt nước, tay và chân duỗi thẳng tự nhiên. Bài tập nổi này còn gọi là “ngôi sao”.
Khi đứng lên thì hóp bụng, co chân, hai tay ấn xuống nước, đồng thời cúi đầu, duỗi thẳng hai chân, bàn chân đạp vào đây bể và đứng lên.
V. Lướt nước
Đây là động tác cơ bản của các kiểu bơi, là nội dung tập luyện chính trong giai đoạn làm quen với nước.
VI. Kết hợp các động tác
Tổng hợp các động tác nhỏ lẻ để giúp học sinh hoàn thiện kỹ năng bơi lội một cách thành thạo nhất có thể.