7. Bệnh hen suyễn
Trẻ mắc bệnh hen suyễn có thể gặp triệu chứng khó thở nặng khi thời tiết chuyển mùa
Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một trong những bệnh lý mãn tính, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính mỗi năm thế giới có khoảng 250.000 trường hợp tử vong do hen suyễn. Tại Việt Nam, khoảng 8-10% trẻ mắc bệnh hen suyễn và dự đoán số lượng có thể gia tăng vào thời điểm giao mùa thu đông hàng năm.
• Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng đặc trưng của hen suyễn là các cơn ho khò khè kéo dài, có thể tái phát nhiều lần. Các cơn ho có chiều hướng tăng vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, đặc biệt trẻ có thể ho dữ dội dẫn đến khó thở khi chuyển mùa.
• Phương pháp điều trị: Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hen suyễn. Các biện pháp điều trị chủ yếu nhằm cắt cơn hen, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo bố mẹ theo dõi, nhận biết sớm các triệu chứng hen suyễn ở trẻ và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng.
• Cách phòng ngừa: Tránh để trẻ sống hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đầy khói bụi, thuốc lá. Bổ sung dinh dưỡng đúng cách, tránh những thực phẩm làm tăng cơn hen đối với những trẻ có tiền sử hen suyễn. Đặc biệt, mặc ấm, giữ ấm cơ thể trẻ và tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ tránh “bệnh chồng bệnh” vào thời điểm giao mùa thu đông.
8. Bệnh nhiễm trùng hô hấp
Nhiễm trùng hô hấp là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em.
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong vì nhiễm trùng hô hấp, chủ yếu là viêm tiểu phế quản và viêm phổi. WHO và Unicef đã phát động chương trình phòng chống bệnh nhiễm trùng hô hấp với mục tiêu cụ thể: Giảm tỷ lệ tử vong bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.
• Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng nhiễm trùng hô hấp ở trẻ rất đa dạng, trẻ có thể sốt cao, ho, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, tím tái quanh môi, bỏ bú hoặc bỏ ăn… Một số trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như nôn, chướng bụng, đi phân lỏng, khó thở, quấy khóc…
• Phương pháp điều trị: Các phương pháp điều trị hiện tại nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ở trẻ. Bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và xử trí kịp thời.
• Cách phòng ngừa: Các biện pháp phòng ngừa bệnh bao gồm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo giúp trẻ phòng tránh được nhiễm trùng hô hấp cùng các bệnh giao mùa khác.
9. Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi
Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng viêm phổi vẫn đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi năm, nước ta có khoảng 2,9 triệu trẻ em mắc bệnh viêm phổi, khoảng 4.000 trẻ tử vong. Việt Nam được xếp vào 1 trong 15 quốc gia có số lượng trẻ em mắc bệnh và tử vong do viêm phổi nhiều nhất trên thế giới.
• Dấu hiệu nhận biết: Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện đầu tiên ở trẻ bị viêm phổi, tiếp đó là các dấu hiệu như sốt, ho, nghẹt mũi, đau bụng, đau tức ngực, nôn ói…
• Phương pháp điều trị: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương cho biết, những trường hợp trẻ có triệu chứng nhẹ, trẻ cần được đi khám để đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ có thể hướng dẫn bố mẹ theo dõi, chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, khi bé xuất hiện các triệu chứng thở nhanh, mệt, sốt cao không đáp ứng thuốc điều trị, ăn uống kém, bỏ ăn… bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.
• Cách phòng ngừa: Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch; đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh xa các nguồn lây nhiễm bệnh để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa.
10. Bệnh quai bị
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh quai bị có thể gây teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận hàng ngàn trường hợp mắc quai bị, đặc biệt ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, lúc thời tiết chuyển lạnh và thường bùng phát thành dịch ở những nơi tập thể như trường học, nhà trẻ, ký túc xá,… Mặc dù được cảnh báo là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng nhiều người vẫn chủ quan, chưa chú trọng các công tác phòng ngừa từ sớm.
• Dấu hiệu nhận biết: Trẻ không có bất cứ triệu chứng nào ở giai đoạn ủ bệnh. Đến giai đoạn khởi phát, trẻ có thể sốt cao 38 – 39 độ C, mệt mỏi, chán ăn, đau họng, tuyến mang thai to và đau nhức.
• Phương pháp điều trị: Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các phương pháp điều trị chủ yếu nhằm giảm triệu chứng, chống việc nhiễm trùng gây biến chứng. Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị cho trẻ vì có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ tử vong. Hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
• Cách phòng ngừa: Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 97% người tiêm vắc xin đã phòng được căn bệnh này. Do đó, chủ động cho trẻ tiêm phòng vắc xin ngừa quai bị là cách để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não…
11. Bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban thường gặp ở trẻ em, không nguy hiểm, có thể hết sau vài ngày nếu được nghỉ ngơi và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp, sốt phát ban có thể bùng phát thành dịch và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
• Dấu hiệu nhận biết: Triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban ở trẻ là sốt cao, có thể lên đến 39 – 39,5 độ C và nổi những nốt đỏ trên da, thậm chí có thể sưng. Một số triệu chứng khác gồm sưng mí mắt, chán ăn, tiêu chảy,…
• Phương pháp điều trị: Khi có dấu hiệu bệnh, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám loại trừ các bệnh lý khác và được hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh chuyển nặng, bố mẹ cần cho trẻ nhập viện ngay để được can thiệp kịp thời.
• Cách phòng ngừa: Hiện chưa có vắc xin phòng sốt phát ban ở trẻ, do đó cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là cho trẻ tránh xa các nguồn bệnh: cách ly trẻ khi lớp học có trẻ nhiễm bệnh, rửa tay sạch sẽ ngăn ngừa virus và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trẻ khỏe mạnh.
12. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân gây biến chứng bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm nước ta có khoảng 1.100 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này.
• Dấu hiệu nhận biết: Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong cao.
• Phương pháp điều trị: Các trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bù nước, điện giải, thuốc kháng sinh hoặc có phác đồ điều trị khác.
• Cách phòng ngừa: Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường sống và cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy theo khuyến cáo của WHO. Tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa
Khoa Nhi BVĐK NHÂN ĐỨC quy tụ các chuyên gia đầu ngành với quan điểm điều trị hiện đại “hạn chế kháng sinh”, tư vấn tận tình giúp điều trị hiệu quả cho trẻ
• Tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch: Thực hiện lịch tiêm ngừa cho trẻ đầy đủ theo khuyến nghị của WHO.
• Chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng theo khuyến nghị giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Chú ý sử dụng nguồn nước sạch, thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Giữ vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, chăn gối, đồ chơi của trẻ, hạn chế các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp.
• Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao: Hướng dẫn trẻ những bài tập vận động phù hợp với lứa tuổi, nâng cao sức khỏe cho trẻ.
• Điều trị bệnh đúng cách: Khi trẻ có những dấu hiệu bệnh, hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, điều trị tại nhà vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn, đe dọa tính mạng của trẻ.